Trực Lệ Tuần phủ
Trực Lệ Tuần phủ (giản thể: 直隶巡抚; phồn thể: 直隸巡撫) là một chức vụ tuần phủ được thiết lập vào đầu thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Qua nhiều lần thay đổi về quyền hạn cũng như địa hạt, chức Trực Lệ Tuần phủ chính thức chấm dứt vào năm 1724 dưới triều Ung Chính và được tiếp nối bằng Trực Lệ Tổng đốc.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1644 dưới triều Thuận Trị, tại địa khu Bắc Trực Lệ, triều đình nhà Thanh đã cho thiết đặt 3 vị trí tuần phủ ở Thuận Thiên (đóng ở Tuân Hóa), Tuyên Phủ và Bảo Định (đóng ở Chân Định), cùng với 2 vị trí tổng đốc ở Thiên Tân và Tuyên Đại Sơn Tây (đóng ở Đại Đồng). Giữa tuần phủ và tổng đốc không có quan hệ lệ thuộc lẫn nhau. Sau khi Nam Kinh không còn là kinh đô thứ 2, Nam Trực Lệ được chia làm tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tô, còn Bắc Trực Lệ được đổi thành tỉnh Trực Lệ, khu quản hạt tương đương với Kinh Tân Ký và Hà Nam. Năm 1648, vị trí Tổng đốc Tuyên Đại Sơn Tây bị bãi bỏ, triều đình lại cho thiết đặt vị trí tổng đốc tại 3 tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông và Hà Nam, đóng tại phủ Đại Danh (nay là huyện Đại Danh thuộc tỉnh Hà Bắc).[1] Năm 1658, vị trí Trực Lệ Tổng đốc được đổi thành Trực Lệ Tuần phủ, quản lý tất cả sự vụ trong tỉnh Trực Lệ.[2]
Năm 1669, Trực Lệ Tuần phủ dời đến đóng tại Bảo Định. Đến năm 1713, chức Trực Lệ Tuần phủ được ban thêm hàm Tổng đốc, quyền hạn được mở rộng.[3] Năm 1724, Ung Chính Đế quyết định thăng Trực Lệ Tuần phủ Lý Duy Quân lên làm Tổng đốc,[4] có quyền quản hạt với tất cả các phủ Thuận Thiên, Bảo Định, Chính Định, Đại Danh, Thuận Đức, Quảng Bình, Thiên Tân, Hà Gian, Thừa Đức, Triều Dương, Tuyên Hóa, Vĩnh Bình, các châu Tuân Hóa, Dịch Châu, Triệu Châu, Ký Châu, Định Châu, còn có Khẩu Bắc và khu tự trị Mông Cổ.[2] Kể từ đây đến thời Thanh mạt, chế độ lấy Trực Lệ Tổng đốc quản hạt toàn tỉnh Trực Lệ vẫn tiếp tục được duy trì. Bảo Định, nơi được chọn làm thủ phủ của Trực Lệ, không chỉ đảm nhận các chức năng quản lý hành chính, thu thuế, xét xử tư pháp của tỉnh mà còn đảm nhận một số chức năng chính trị, văn hóa và giáo dục trải rộng từ thủ đô Bắc Kinh.[5] Năm 1763 dưới triều Càn Long, Trực Lệ Tổng đốc án theo lệ của Tứ Xuyên Tổng đốc mà quản hạt các sự vụ của chức tuần phủ.[6]
Người từng nhậm chức
[sửa | sửa mã nguồn]# | Nhiệm kỳ | Tên | Thời gian sống | Thụy hiệu | Kỳ tịch | Chú | Nguồn | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | Phiên âm | Chữ Hán | Sinh | Mất | Phiên âm | Chữ Hán | Kỳ phân | Kỳ | |||
1 | 1660 | 1666 | Vương Đăng Liên | 王登聯 | Không rõ | 1666 | Khác Mẫn | 悫愍 | Hán quân | Tương Hồng kỳ | [a] | [7] |
2 | 1666 | 1668 | Cam Văn Hỗn | 甘文焜 | 1632 | 1674 | Trung Quả | 忠果 | Hán quân | Chính Lam kỳ | [b] | [8] |
3 | 1669 | 1680 | Kim Thế Đức | 金世德 | Không rõ | 1680 | Thanh Huệ | 清惠 | Hán quân | Chính Hoàng kỳ | [c] | [9] |
4 | 1680 | 1682 | Vu Thành Long | 于成龍 | 1617 | 1684 | Thanh Đoan | 清端 | Người Hán[d] | [e] | [10] | |
5 | 1682 | 1684 | Cách Nhĩ Cổ Đức | 格尔古德 | 1641 | 1684 | Văn Thanh | 文清 | Mãn Châu | Tương Lam kỳ | [f] | [11] |
6 | 1984 | 1685 | A Cáp Đạt | 阿哈达 | Mãn Châu | [12] | ||||||
7 | 1685 | 1686 | Thôi Trừng | 崔澄 | ||||||||
8 | 1686 | 1690 | Vu Thành Long | 于成龍 | 1638 | 1700 | Tương Cần | 襄勤 | Hán quân | Tương Hoàng kỳ | [g] | [13] |
9 | 1690 | 1695 | Quách Thế Long | 郭世隆 | 1645 | 1716 | Hán quân | Tương Hồng kỳ | [h] | [14] | ||
10 | 1695 | 1698 | Thẩm Triều Sính | 沈朝聘 | [15] | |||||||
11 | 1698 | 1705 | Lý Quang Địa | 李光地 | 1642 | 1718 | Văn Trinh | 文贞 | Người Hán | [i] | [16] | |
12 | 1705 | 1722 | Triệu Hoành Tiếp | 赵宏燮 | 1656 | 1722 | Túc Mẫn | 肃敏 | [j] | [17] | ||
13 | 1722 | 1723 | Triệu Chi Hoàn | 赵之桓 | [17] | |||||||
14 | 1723 | 1724 | Lý Duy Quân | 李維鈞 | [k] | [4] |
Tương quan
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới triều Khang Hi, đã có nhiều sự việc liên quan đến chức vụ này được ghi chép lại, trong đó có việc Tiểu Vu Thành Long 2 lần nắm giữ chức vụ. Năm 1686, Tiểu Vu Thành Long thay Thôi Trừng đảm nhiệm chức vụ Trực Lệ Tuần phủ, đến năm 1690 thì được thăng làm Tả đô Ngự sử của Đô sát viện kiêm Đô thống của Hán quân Tương Hồng kỳ. Năm 1698, khi Thẩm Triều Sính đang tại nhiệm thì có nạn đói xảy ra ở Sơn Đông, người dân phải đi xin ăn, một vị Tuần phủ là Lý Vĩ lại tấu rằng không nghe được tin tức. Khang Hi Đế đã cách chức Lý Vĩ, đồng thời lấy lý do tuổi già nhiều bệnh mà cho Thẩm Triều Sính về hưu, lại lệnh cho Tiểu Vu Thành Long lúc bấy giờ đang là Hà Đạo Tổng đốc kiêm quản việc của Trực Lệ Tuần phủ.[15]
Tính từ khi nha môn của Trực Lệ Tuần phủ được Khang Hi Đế chỉ định chuyển đến Bảo Định vào năm 1669, liên tiếp 3 quan viên nhậm chức này là Kim Thế Đức, Vu Thành Long và Cách Nhĩ Cổ Đức đều là những vị quan nổi tiếng công chính liêm minh.[18][11] Đến năm 1698, sau khi Tiểu Vu Thành Long kiêm nhiệm một thời gian ngắn, Lý Quang Địa cũng nhờ làm quan thanh liêm mà được bổ nhiệm làm Trực Lệ Tuần phủ.[19] Tuy nhiên, người kế nhiệm Lý Quang Địa là Triệu Hoành Tiếp lại phạm tội biển thủ tiền của ngân khố khi đang tại nhiệm. Sau khi ông qua đời, Khang Hi Đế đã bổ nhiệm con trai ông là Triệu Chi Hoàn, lúc bấy giờ đang nhậm chức Lang trung, thay quyền Trực Lệ Tuần phủ này để giải quyết tất cả những vấn đề mà Triệu Hoành Tiếp để lại, tiếp tục lo việc kinh doanh của cha và bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân khố.[17]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Vì tấu thỉnh triều đình chấm dứt quyển địa mà đắc tội Ngao Bái, bị Ngao Bái giả mạo chỉ dụ Hoàng đế xử tử vào năm 1666. Về sau được Khang Hi Đế xóa đi tội danh.
- ^ Có công trong việc bình định Loạn Tam phiên, sau vì cấp dưới phản bội mà bị bao vây. Ông từ chối đầu hàng mà tự sát vào năm 1674.
- ^ Bị bệnh nặng khi đang tại chức nên xin từ nhiệm, Khang Hi Đế đồng ý. Sau khi từ chức không lâu thì qua đời, được Khang Hi Đế xót thương và ban thụy.
- ^ Hán nhân, hay Dân nhân, là cách gọi của nhà Thanh đối với những người không thuộc Bát kỳ, trái ngược với Kỳ nhân là những người thuộc Bát kỳ.
- ^ Là một vị quan thanh liêm nổi tiếng của nhà Thanh, làm đến chức Tổng đốc Lưỡng Giang.
- ^ Họ Nữu Hỗ Lộc thị, là một vị quan nổi tiếng thanh chính liêm khiết, được xưng là "thiết diện", qua đời khi đang tại chức.
- ^ Vì cùng họ tên với vị quan nổi tiếng trước đó là Vu Thành Long mà thường được gọi là "Tiểu Vu Thành Long" để phân biệt. Khi Vu Thành Long nhậm chức Lưỡng Giang Tổng đốc đã đề cử Tiểu Vu Thành Long với Khang Hi Đế.
- ^ Hậu duệ của Quách Tử Nghi, từng nhập chức Tổng đốc của Mân Chiết và Lưỡng Quảng, làm quan đến Hình bộ Thượng thư.
- ^ Từng làm đến Văn Uyên các Đại học sĩ kiêm Lại bộ Thượng thư.
- ^ Con trai của Triệu Lương Đống, khi tại chức thì phạm tội tham ô.
- ^ Được cho là do Niên Canh Nghiêu tiến cử cho Ung Chính Đế. Sau khi được thăng từ Trực Lệ Tuần phủ lên Tổng đốc, ông chỉ tại chức một thời gian ngắn đã bị cách chức khi bị cáo buộc liên quan đến một số tội trạng của Niên Canh Nghiêu.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Phương chí Bảo Định (12 tháng 11 năm 2020). “老保定的衙门——清朝时的保定直隶巡抚署”. The Paper (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b Vương Quan Thao & Vương Kỳ (2017), tr. 17.
- ^ Ban biên soạn địa phương chí tỉnh Hà Bắc (1999), tr. 36.
- ^ a b Đông Giai Giang (1991), tr. 218.
- ^ Bành Tú Lương & Ngụy Chiêm Kiệt (2019), tr. 69.
- ^ Thư viện Quốc gia (2020), tr. 492.
- ^ Mạnh Chiêu Tín (2000), tr. 34.
- ^ Lư Hoa (2016), tr. 87.
- ^ Lê Nhân Khải (1993), tr. 8.
- ^ Chang & Chang (1998), tr. 249.
- ^ a b Mạnh Chiêu Tín (2001), tr. 271 & 364.
- ^ Sở nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch pháp luật (2004), tr. 297.
- ^ Bách Hoa (2015), tr. 134.
- ^ Lương Cảnh Hòa (2016), tr. 81.
- ^ a b Quan Kế Đông (2018), tr. 221.
- ^ Trang Khai Ca (2018), tr. 242.
- ^ a b c Quản Học Thành (1998), tr. 6896.
- ^ Lưu Đức Hồng (1997), tr. 135.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731), Quyển 191
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban biên soạn địa phương chí tỉnh Hà Bắc, 河北省地方志编纂委员会 (1999). 河北省志: 监察志. 第66卷 [Hà Bắc tỉnh chí: Giám sát. Tập 66] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hà Bắc. ISBN 9787202024492.
- Bách Hoa, 柏桦 (1 tháng 9 năm 2015). 父母官:明清州县官群像 [Quan phụ mẫu: Hình tượng quan châu huyện thời Minh Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Tân Hoa. ISBN 9787516616093.
- Bành Tú Lương, 彭秀良; Ngụy Chiêm Kiệt, 魏占杰 (1 tháng 5 năm 2019). 幽燕六百年:京津冀城市群的前世今生 [600 năm U Yến: Quá khứ và hiện tại của sự kết tụ đô thị Kinh Tân Ký] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301275900.
- Chang, Shelley Hsueh-lun; Chang, Chun-shu (1998). Redefining History: Ghosts, Spirits, and Human Society in Pʻu Sung-ling's World, 1640-1715 (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học Michigan. ISBN 9780472108220.
- Đông Giai Giang, 佟佳江 (1991). 清史稿订误 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Cát Lâm. ISBN 9787560110127.
- Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1731). Mã Tề; Chu Thức (biên tập). Thánh Tổ Nhân Hoàng đế Thực lục. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
- Lê Nhân Khải, 黎仁凯 (1993). 清代直隶总督与总督署 [Tổng đốc và thay quyền Tổng đốc Trực Lệ thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn sử Trung Quốc. ISBN 9787503406362.
- Lư Hoa, 卢骅 (1 tháng 8 năm 2016). 铁岭指画研究 [Nghiên cứu thiết lĩnh chỉ họa] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Mỹ thuật Liêu Ninh. ISBN 9787531445944.
- Lương Cảnh Hòa, 梁景和 (1 tháng 1 năm 2016). 西方新文化史与中国社会文化史的理论与实践:第二届学术研讨会论文集 [Lý thuyết và thực tế về lịch sử văn hóa mới phương Tây và lịch sử văn hóa xã hội Trung Quốc: Kỷ yếu của Hội nghị chuyên đề lần thứ hai] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học Xã hội. ISBN 9787509798256.
- Lưu Đức Hồng, 刘德鸿 (1997). 清初学人第一: 纳兰性德硏究 [Những học giả đầu tiên vào đầu thời nhà Thanh: Nghiên cứu về Nạp Lan Tính Đức] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc. ISBN 9787500421221.
- Mạnh Chiêu Tín, 孟昭信 (2000). 康熙皇帝 [Hoàng đế Khang Hi] (bằng tiếng Trung). Tập đoàn xuất bản Tri Thư Phòng. ISBN 9789570492408.
- Mạnh Chiêu Tín, 孟昭信 (2001). 康熙与大清帝国 [Khang Hi và Đế quốc Đại Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Sự thật Trung Quốc. ISBN 9787801283498.
- Quan Kế Đông, 关继东 (1 tháng 9 năm 2018). 康熙传 [Khang Hi truyện] (bằng tiếng Trung). Beijing Book Co. Inc. ISBN 9787502061814.
- Quản Học Thành, 管学成 (1998). 纲鉴易知录: 足本全注全译 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Hồng Kỳ. ISBN 9787505103009.
- Sở nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch pháp luật (2004). 中国古代法律文献研究 [Nghiên cứu văn bản pháp luật Trung Quốc cổ đại] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Chính pháp Trung Quốc. ISBN 9787562026105.
- Thư viện Quốc gia, 国家图书馆 (1 tháng 1 năm 2020). Khoa Lịch sử Đại học Bắc Kinh, 北京大学历史学系 (biên tập). 稽古·贯通·启新:中国古代史 [Lịch sử cổ đại Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301308387.
- Trang Khai Ca, 庄开歌 (1 tháng 1 năm 2018). 风光摄影四部曲-主体刻画 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhiếp ảnh Chiết Giang. ISBN 9787551419178.
- Vương Quan Thao, 王冠韬; Vương Kỳ, 王琦 (1 tháng 5 năm 2017). 广告策划 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Giao thông Tây Nam. ISBN 9787564353414.